ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 20 NĂM NGÀY TÁI LẬP TỈNH ĐẮK NÔNG (01/01/2004 - 01/01/2024)

2023-08-10T07:26:00.000Z Tin nổi bật
Admin 5 lần xem | 0 bình luận

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN

KỶ NIỆM 20 NĂM NGÀY TÁI LẬP TỈNH ĐẮK NÔNG

(01/01/2004 - 01/01/2024)

——————————–

PHẦN I

VÙNG ĐẤT CON NGƯỜI VÀ QUÁ TRÌNH TÁI LẬP TỈNH

 

I. VÙNG ĐẤT CON NGƯỜI ĐẮK NÔNG

1. Tổ chức hành chính, dân cư:

Tỉnh Đắk Nông hiện nay có 8 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm Thành phố Gia Nghĩa và các huyện: Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk R’Lấp, Krông Nô, Đắk Glong, Tuy Đức); 71 xã, phường, thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên: 651.438 ha; dân số (năm 2022) 670.558 người, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các trung tâm xã, thị trấn huyện lỵ, ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ[1].   

Là tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, với cộng đồng dân cư khoảng 40 dân tộc. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 32% dân số toàn tỉnh. Dân tộc M’Nông, Mạ và Ê Đê là 3 dân tộc sinh sống lâu đời ở địa phương, chiếm trên 30% so với tổng số dân tộc thiểu số toàn tỉnh.  

2. Điều kiện tự nhiên

Nằm ở phía Tây Nam vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn; nằm trong khoảng tọa độ địa lý: 11045’ đến 12050’ vĩ độ Bắc, 107013’đến 108010’ kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia. Đắk Nông có đường Quốc lộ 14 - trục giao thông huyết mạch nối Tây Nguyên với các tỉnh miền Đông Nam bộ và Thành phố Hồ Chí Minh; Quốc lộ 28 nối Đắk Nông với tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh duyên hải miền Trung. Đắk Nông có trên 141 km đường biên giới với 02 cửa khẩu quốc tế Bu Prăng và Đắk Peur nối với tỉnh Mondulkiri - Vương quốc Campuchia.

Đắk Nông mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng do sự nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể.

Bên cạnh đó, Đắk Nông có mạng lưới sông suối, hồ, đập phân bố tương đối đều khắp. Các sông chính chảy qua địa phận tỉnh như: Sông Sêrêpôk do hai nhánh sông Krông Nô và Krông Na hợp lưu tại thác Buôn Dray. Khi chảy qua địa phận huyện Cư Jút, lòng sông trở nên hẹp và dốc nên tạo ra các thác nước lớn, vừa có cảnh quan thiên nhiên đẹp, vừa có tiềm năng thủy điện mang lại giá trị kinh tế, như: thác Trinh Nữ, Dray H'Linh, Gia Long, ĐraySap. Sông Krông Nô bắt nguồn từ dãy núi cao trên 2.000m phía Đông Nam tỉnh Đắk Lắk, chảy qua huyện Krông Nô. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có nhiều hồ, đập lớn vừa có tác dụng giữ nước cho sản xuất nông, công nghiệp, thủy điện, vừa là tiềm năng để phát triển du lịch như Hồ Tây, EaSnô, Ea T'Linh, Đắk Rông, Đak Đier, ĐăkR’tih, Đồng Nai 3,4.v.v.

Cấu tạo thổ nhưỡng của tỉnh Đắk Nông khá phong phú và đa dạng, nhưng chủ yếu gồm 05 nhóm đất chính: Nhóm đất xám trên nền đá macma axit và đá cát chiếm khoảng 40% diện tích và được phân bố đều toàn tỉnh. Đất đỏ bazan trên nền đá bazan phong hóa chiếm khoảng 35% diện tích, có tầng dày bình quân 120cm, phân bố chủ yếu ở Đắk Mil, Đắk Song. Còn lại là đất đen bồi tụ trên nền đá bazan, đất Gley và đất phù sa bồi tụ dọc các dòng sông, suối, hồ, đập.

Đắk Nông có trên 20 loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao với khoảng 178 mỏ và điểm quặng, chủ yếu là bauxit, wolfram, antimoal, bazan bọt; bazan cột, bazan khối, cát xây dựng, đá bazan, đá granit, sét gạch ngói, than bùn, opal, thiếc sa khoáng, kaolin, nước khoáng thiên nhiên… Trong đó, bô xít là nguồn khoáng sản có trữ lượng lớn, dự đoán khoảng 5,4 tỉ tấn, trữ lượng thăm dò 2,6 tỉ tấn, hàm lượng Al2O3 từ 35 - 40%. Ngoài ra còn có một số khoáng sản quí hiếm, như: vàng, đá quí ngọc bích, saphir, opal…

3. Tiềm năng du lịch

Với lợi thế nằm trên cao nguyên M'Nông mênh mông, là thượng nguồn của 02 dòng sông lớn là sông Sêrêpôk và sông Đồng Nai, Đăk Nông có nhiều thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Các thác nước đẹp, hùng vĩ, còn nguyên sơ nằm giữa rừng già như thác Trinh Nữ, thác Dray H'Linh, Dray Sáp, thác Gia Long, thác Dray Nur, thác Diệu Thanh, thác Gấu, thác Chuông, thác Diệu Thanh, thác Ngầm, thác Lưu Ly, thác Liêng Nung, thác Đắk Glun, thác Ba tầng, v.v.    

Những khu rừng nguyên sinh có thể xây dựng các khu du lịch sinh thái, dã ngoại, cưỡi ngựa, cắm trại trong các khu bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung (25.000 ha), bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng (28.000 ha). Những hồ nước mênh mông có thể xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng, đua thuyền như Hồ Tây, EaSnô, Đắk Rông, Đak Đier, ĐăkR'tih, Đồng Nai 3,4.v.v.

Các bon làng đồng bào dân tộc M'Nông, Mạ, Ê đê… là những vùng đất ẩn chứa nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể quý báu, trong đó nổi bật hơn cả là cồng chiêng và các bộ sử thi; với những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống như Lễ hội cồng chiêng, uống rượu cần, lễ hội đâm trâu…là những tiềm năng cho phát triển du lịch văn hóa, dân tộc.

Đắk Nông có điều kiện để hình thành các cụm du lịch, tour du lịch nếu được kết nối với các điểm du lịch của tỉnh Đắk Lắk, Bình Thuận, Lâm Đồng, Tp. Hồ Chí Minh và Vương quốc Campuchia, sẽ tạo nên hành trình du lịch hấp dẫn đối với du khách.

Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch Đắk Nông hiện nay còn được bổ sung thêm Công viên địa chất Đắk Nông - là Công viên địa chất toàn cầu thứ 3 ở Việt Nam, sau Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) và Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng), do Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận[2]. Công viên địa chất Đắk Nông trải dài trên diện tích 4.760km2, nằm trên địa danh các huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong và Thành phố Gia Nghĩa. Từ lâu, Công viên địa chất Đắk Nông đã là vùng đất trù phú với hệ sinh thái rừng nhiệt đới đa dạng về văn hoá, địa chất tự nhiên, còn lưu lại nhiều dấu tích hoạt động của người tiền sử.

Hiện nay, Đắk Nông đã xây dựng 3 tuyến du lịch trong vùng Công viên địa chất Đắk Nông. Cùng với đó, tỉnh đầu tư hoàn thiện các hệ thống cơ sở vật chất tại các điểm tham quan du lịch; tập trung đẩy mạnh đầu tư, hỗ trợ phát triển các mô hình hợp tác xã sản xuất, bảo tồn nghề truyền thống đảm bảo theo chất lượng, tiêu chuẩn, cung ứng sản phẩm cho khách du lịch đến tìm hiểu, tham quan, trải nghiệm, hướng tới mục tiêu tạo thương hiệu du lịch Đắk Nông.

4. Đặc trưng văn hóa

Đắk Nông là vùng đất có nền văn hoá đa dạng, mang truyền thống và bản sắc riêng của nhiều dân tộc cùng chung sống. Trong đó, thể hiện đậm nét là nền văn hóa của các dân tộc M’Nông, Mạ, Ê Đê. Cư dân bản địa Đắk Nông là chủ nhân của nhiều hiện vật văn hóa độc đáo, tiêu biểu là Đàn đá Đắk Kar có niên đại hàng ngàn năm tuổi; là hệ thống các nghi lễ - lễ hội đặc sắc, là những đặc trưng văn hóa cồng chiêng đã góp phàn làm nên “Không gian văn hóa cồng - chiêng Tây Nguyên” nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Đặc biệt là kho tàng Ot N’drông (một dạng sử thi) với tầm vóc và số lượng đồ sộ hàng vạn câu vãn vần.

Đặc trưng văn hóa của vùng đất Đắk Nông ngày nay còn được hun đúc, mở rộng thêm bởi những nét văn hóa đặc sắc từ các vùng miền trong cả nước. Sự kết hợp nhuần nhuyễn văn hóa truyền thống giữa các dân tộc chính là nét đặc trưng văn hóa, là tiềm năng và triển vọng vô cùng lớn của Đắk Nông.

Về tôn giáo - tín ngưỡng: Nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Nông từ rất sớm đã có tín ngưỡng nguyên thủy, đa thần, sùng bái tự nhiên. Trong quá trình hình thành và phát triển tín ngưỡng truyền thống của cư dân bản địa có thêm sự du nhập của các tôn giáo mới. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 03 tôn giáo có số lượng tín đồ đông đang hoạt động là Công giáo, Tin Lành và Phật giáo, tổng số tín đồ khoảng 269.224 người (chiếm 42,2% dân số của tỉnh); với 153 cơ sở tôn giáo, 300 chức sắc; 185 tu sỹ và 979 chức việc.

           5. Truyền thống lịch sử

           Theo dòng lịch sử, vào những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, cùng với phong trào chống thực dân Pháp của Nhân dân cả nước, cuộc đấu tranh của đồng bào các dân tộc ở Cao nguyên M’Nông đã diễn ra rất sôi nổi, rộng khắp. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Ama Jhao (1889 - 1905), N’Trang Gưh (1900 - 1914), N’Trang Lơng (1912 - 1936). Trong đó, cuộc khởi nghĩa của N’Trang Lơng có sức lan tỏa rộng lớn, thu hút tham gia của các dân tộc ở Tây Nguyên trên một địa bàn rộng lớn từ cao nguyên M’Nông, đến cao nguyên Đắk Lắk và cả một phần của Campuchia. Phong trào này được xem là ngọn cờ đầu chống Pháp, tiêu biểu cho truyền thống anh dũng - bất khuất trong đấu tranh chống quân xâm lược của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

  Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đắk Nông được đánh dấu bằng sự ra đời của Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập trong Ngục Đắk Mil, năm 1943. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đồng bào các dân tộc M’Nông, Mạ, Êđê… đã sớm giác ngộ và đi theo cách mạng. Đắk Nông trở thành căn cứ địa vững chắc của cách mạng, là địa bàn trọng yếu ghi nhiều dấu ấn lịch sử trong cả hai cuộc kháng chiến. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Đắk Nông là hậu cứ quan trọng của lực lượng Việt Minh ở Đắk Lắk. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đắk Nông là địa bàn trọng yếu của hành lang chiến lược Bắc - Nam, tuyến chiến lược quan trọng từ Nam Tây Nguyên vào Đông Nam Bộ. Ngày 9/3/1975, trận đánh Đức Lập (Đắk Mil hiện nay) được coi là trận đánh mở màn cho Chiến dịch Tây Nguyên lịch sử. Ngày 23/3/1975, Gia Nghĩa - tỉnh lỵ Quảng Đức cũ được giải phóng, đặt dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển Đắk Nông cho đến ngày nay.

Sau giải phóng, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc tỉnh Đắk Nông một mặt nhanh chóng ổn định tổ chức, đời sống, từng bước phát triển kinh tế - xã hội; mặt khác vừa phải tiến hành truy quét, phá rã tổ chức FULRO, vừa phải chống trả sự gây hấn, xâm chiếm của lực lượng Kh’me đỏ, giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới.

Ghi nhận những đóng góp của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc Đắk Nông, Đảng và Nhà nước đã trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho 8 tập thể: Nhân dân và LLVT nhân dân tỉnh Đắk Nông; Nhân dân và LLVT nhân dân: huyện Đắk Mil, huyện Đắk R’Lấp, xã Nâm Nung - huyện Krông Nô, xã Đạo Nghĩa - huyện Đắk R’Lấp, xã Quảng Sơn - huyện Đắk G’Long; tiểu đoàn 301 - BCHQS tỉnh; Đồn Biên phòng Bu Prăng…

Trong quá trình đổi mới, hội nhập, phát triển, phát huy truyền thống Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Nông luôn đoàn kết, vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, nhanh chóng vượt qua thách thức, phát huy nội lực, khai thác ngoại lực để cùng chung sức, đồng lòng, đoàn kết xây dựng và phát triển tỉnh nhà.

 II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ TÁI LẬP TỈNH ĐẮK NÔNG

 Đắk Nông ngày nay được hình thành trên một vùng đất rất lâu đời, đã có con người quần cư từ thời nguyên thủy và được xác định từ khoảng 6 đến 7 nghìn năm lịch sử (theo công bố của các nhà khảo cổ học năm 2018, gắn với việc phát hiện nhiều bộ xương người tiền sử tại Hang động Núi lửa Krông Nô, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông).

 Đến cuối thế kỷ XIX, về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên trong đó có Đắk Nông vẫn thuộc phạm vi bảo hộ của các triều đại phong kiến Việt Nam. Tuy nhiên về cơ bản vẫn là vùng đất được vận hành theo luật tục của các buôn, làng độc lập, chưa có một hệ thống hành chính hoàn chỉnh.

 Năm 1858, cùng với việc xâm lược nước ta, thực dân Pháp thông qua các nhà truyền giáo, đã thực hiện hàng loạt các cuộc thám hiểm, chinh phục và từng bước đưa quân lên Tây Nguyên. Từ năm 1893, thực dân Pháp chính thức thiết lập bộ máy cai trị của mình ở Tây Nguyên. Từ 1893 đến 1958, tuy có một số biến động, nhưng cơ bản vùng đất Đắk Nông ngày nay vẫn thuộc địa phận tỉnh Đắk Lắk. Hệ thống hành chính ban đầu được thiết lập ở Đắk Mil và Đắk Song, sau đó được mở rộng đến Kiến Đức, Đức Xuyên.

Năm 1950, Ban cán sự Đảng tỉnh Đắk Lắk cử các đội vũ trang tuyên truyền (VT3) hoạt động khu vực Nam Tây Nguyên, xây dựng căn cứ địa cách mạng ở khu vực Nâm Nung, Krông Nô. 

Tháng 1-1959, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa quyết định cắt một phần phía Tây của tỉnh Đắk Lắk, một phần quận Kiến Hòa của Thủ Dầu Một để thành lập tỉnh Quảng Đức. Địa giới hành chính tỉnh Quảng Đức, về cơ bản giống như địa giới tỉnh Đắk Nông ngày nay, được chia làm 3 quận: Quận Đức Lập, Quận Kiến Đức, Quận Khiêm Đức và phân khu hành chính Đức Xuyên.

Để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chiến lược và điều kiện chiến tranh, tháng 12 năm 1960, Trung ương đã quyết định thành lập tỉnh Quảng Đức dựa trên sự phân chia địa giới của địch (lấy mật danh là B4), thuộc Liên tỉnh IV, do Liên khu V trực tiếp chỉ đạo.

Đến tháng 6/1961, khu VI được thành lập, tỉnh Quảng Đức thuộc sự chỉ đạo của khu VI. 

Đầu năm 1962, xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của Cách mạng, Trung ương quyết định giải thể tỉnh Quảng Đức, chuyển Đức Lập, Đức Xuyên nhập về tỉnh Đắk Lắk, Kiến Đức nhập về tỉnh Phước Long, Khiêm Đức nhập về tỉnh Lâm Đồng. Đến tháng 10/1962, cắt huyện Khiêm Đức và xã Đãng Gia của huyện Đức Trọng thành lập huyện mới, mang mật danh E25.  

Năm 1963, tái lập tỉnh Quảng Đức, thuộc sự chỉ đạo của khu X. Huyện mang mật danh E25 giải thể và trở lại mang tên Khiêm Đức như trước. Tháng 10/1963, ta quyết định giải thể khu X, đồng thời giải thể luôn tỉnh Quảng Đức. Huyện Đức Lập, Đức Xuyên về lại tỉnh Đắk Lắk; Khiêm Đức về Lâm Đồng; Kiến Đức lúc này là một huyện nhỏ vẫn trực thuộc tỉnh Phước Long.

Năm 1966, khu X được thành lập lại và quyết định tạm thời chia tỉnh Quảng Đức thành Tiền phương A (gồm 02 huyện Đức Lập, Đức Xuyên) và Tiền phương B (gồm 02 huyện Khiêm Đức và Kiến Đức).

Năm 1967, hai cơ quan Tiền phương A và B hợp nhất thành tỉnh Quảng Đức.

Tháng 5 năm 1971, Trung ương giải thể tỉnh Quảng Đức và Khu X; giao Khiêm Đức, Kiến Đức, Gia Nghĩa về Lâm Đồng dưới sự chỉ đạo của khu VI; Đức Xuyên về Đức Lập thuộc Đắk Lắk do khu V chỉ đạo. Đến tháng 4 năm 1974, cắt Kiến Đức về với Phước Long…

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, tháng 5 năm 1975, tỉnh Quảng Đức được thành lập lại. Đến tháng 11 năm 1975, tỉnh Quảng Đức sáp nhập vào tỉnh Đắk Lắk. Huyện Khiêm Đức sáp nhập với Kiến Đức thành huyện Khiêm Kiến Đức. Ngày 15/01/1976, Ban Thường vụ huyện đã có cuộc họp để thống nhất các nhiệm vụ mới, trong đó có việc đổi tên Khiêm Kiến Đức thành huyện Đắk Nông.

Tháng 11 năm 2003, tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11, ngày 26 tháng 11 năm 2003 về việc chia và điều chỉnh địa giới một số tỉnh. Điểm 2, Điều 1 của Nghị quyết quy định: “Chia tỉnh Đắk Lắk thành tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông. Tỉnh Đắk Nông có diện tích tự nhiên là 6.514,38 ha và dân số hiện tại là 363.118 người; bao gồm diện tích và số dân của huyện Đắk RLấp; huyện Đắk Nông; huyện Đắk Song; huyện Đắk Mil; huyện Krông Nô (trừ các xã Ea R'Bin và Nam Ka); huyện Cư Jut (trừ các xã Hòa Khánh, Hòa Xuân và Hòa Phú). Tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Gia Nghĩa thuộc huyện Đắk Nông9.

Ngày 01/01/2004, tại thị trấn Gia Nghĩa, huyện Đắk Nông, tỉnh Đắk Nông được chính thức công bố tái lập và đi vào hoạt động.

Như vậy, tính từ tháng 12/1960 đến tháng 11/2003, tỉnh Đắk Nông đã trải qua 6 lần chia tách và 05 lần sáp nhập.

 

PHẦN II

THÀNH TỰU NỔI BẬT SAU 20 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

 

          Ngay từ sau ngày tái lập tỉnh, Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Nông, với sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, đã khắc phục khó khăn, phát huy tiềm năng, lợi thế, nỗ lực trong quá trình xây dựng, kiến thiết. Hòa vào xu thế phát triển chung của cả nước, sau 20 năm tỉnh Đắk Nông đã có bước đột phá vượt bậc cả về tốc độ và chất lượng phát triển, dấu ấn nội lực thể hiện rõ nét, diện mạo chung toàn tỉnh đã thay đổi cơ bản và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo nền tảng và tiền đề cần thiết để chuyển sang giai đoạn “phát triển nhanh, bền vững”.

I- VỀ KINH TẾ, VĂN HÓA - XÃ HỘI

1. Duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế nội tỉnh (GRDP) ở mức khá; cơ cấu nền kinh tế thay đồi theo hướng tích cực; định hình được các trụ cột phát triển

Trước khi được tái lập, địa bàn tỉnh Đắk Nông là 06 huyện phía Nam của tỉnh Đắk Lắk, là những huyện rất khó khăn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tối đa chỉ đạt mức 7,3%. Nhưng 20 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã vượt lên và luôn duy trì ở mức khá: giai đoạn mới thành lập (năm 2004 - 2010) tốc độ tăng trưởng nhanh đạt mức 14,75%/năm; giai đoạn 2011-2015 mặc dù chịu nhiều tác động từ suy thoái kinh tế trong nước và thế giới nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn đạt binh quân 12,6%/năm; giai đoạn 2016 -2020 tốc độ đạt 8,02%; từ năm 2020 - 2023 do chịu ảnh hưởng nhiều của dịch Covid-19, nhưng với sự quyết tâm của tỉnh, tốc độ tăng trưởng của Đắk Nông vẫn duy trì ổn định và bền vững; từ năm 2021 - 2023, tốc độ tăng trưởng đạt 7,19%. Quy mô nền kinh tế năm 2020 tăng 1,34 lần so với đầu nhiệm kỳ: giai đoạn 2004 - 2010 tăng 2,02 lần; giai đoạn 2011 - 2015 tăng 1,8 lần; giai đoạn 2016 - 2020 tăng 1,34 lần. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 - 2023 tăng 21,2%/năm; năm 2022 ước đạt 19.280 tỷ đồng, tăng gần 35 lần so với năm 2004. Tồng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2023 đạt 10.635 tỷ đồng, tăng 25,9 lần so với giai đoạn 2004 - 2005. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 tăng gần 13,6 lần so với năm 2004; từ 4,46 triệu đồng/người năm 2004 lên 60,47 triệu đồng/người năm 2023[3]. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển biến rõ nét từ chủ yếu là nông nghiệp sang hướng công nghiệp, dịch vụ. Năm 2004 tỷ trọng nông nghiệp chiếm 72,86%, đến năm 2022 khu vực nông nghiệp đã giảm xuống còn 37,64%; khu vực phi nông nghiệp đã tăng lên 62,36%, trong đó công nghiệp xây dựng chiếm 19,60%, dịch vụ chiếm 38,55%, thuế chiếm 4,21%.

Xác định được lợi thế cạnh tranh, định hướng phát triển với ba trụ cột “đòn bẩy” để sớm đưa nền kinh tế Đắk Nông phát triển bứt phá, bền vững. Đó là: phát triển công nghiệp alumin, luyện nhôm và năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời), xây dựng Đắk Nông trở thành trung tâm công nghiệp nhôm quốc gia; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bền vững theo chuỗi giá trị; phát triển du lịch trên nền tảng phát huy các lợi thế tự nhiên, các giá trị văn hóa - đặc trưng sinh thái bản địa, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

Trên lĩnh vực công nghiệp, từ một tỉnh thuần nông, quy mô công nghiệp chưa đáng kể, đến nay các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định, một số sản phẩm chủ yếu tăng mạnh so với kỳ trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng bình quân giai đoạn 2021 - 2023 là 10%; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2023 ước đạt 11,83%. Toàn tỉnh hiện có 2 khu công ngiệp, quy hoạch và đang phát triển 05 cụm công nghiệp; hiện đang tiếp tục triển khai Khu công nghiệp Nhân Cơ 2 để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp sau Nhôm. Quy mô của ngành công nghiệp năm 2022 tăng gần 21 lần so với năm 2004, tăng bình quân 24,6%/năm. Thu hút và triển khai đầu tư một số dự án công nghiệp lớn, tác động lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bước đầu hình thành chuỗi công nghiệp Alumin - luyện nhôm và sau nhôm trọng điểm của quốc gia.

Ngành nông nghiệp từng bước chuyển dần sang nền sản xuất giá trị cao hơn bằng ứng dụng kỹ thuật, khoa học và công nghệ. Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp năm 2022 đạt 5,21%. Giá trị sản xuất trên 01 ha đất nông nghiệp năm 2022 đạt 90 triệu đồng, tăng trên 60 triệu đồng/ha so với năm 2004. Quy mô và sản lượng nông nghiệp tăng đều qua các năm. Đã có một số sản phẩm nông nghiệp khẳng định thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước, như: cà phê, tiêu, cao su, chanh dây, khoai lang, bơ, sầu riêng… Xuất hiện nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, áp dụng các tiêu chuẩn Viet Gap, Global Gap; phương thức sản xuất chuyển sang quy mô tập trung, trang trại, liên kết đầu ra ngày càng rõ nét. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp và bộ mặt nông thôn được đầu tư mạnh mẽ và có sự thay đổi cơ bản: các sản phẩm nông nghiệp chủ lực ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường, toàn tỉnh công nhận được 04 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với quy mô 2.423,17 ha, 02 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trên 85 ngàn ha các loại cây trồng thực hiện ứng dụng một phần công nghệ cao, tổng sản lượng hàng năm ước đạt trên 404 ngàn tấn; hệ thống thủy lợi đảm bảo phục vụ tưới ổn định cho 83% diện tích cần tưới (tăng 53% so với năm 2004); tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng từ 62% lên 91,70%. Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới; tính đến tháng 5 năm 2023, toàn tỉnh có 39/60 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 65% (trong đó có 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao), mỗi xã bình quân đạt 16,8 tiêu chí.

Trên lĩnh vực lâm nghiệp, 20 năm qua, toàn tỉnh trồng mới được hơn 54.000 ha rừng, dự kiến đến hết năm 2023 trồng rừng được 5.779,81 ha; tổng diện tích rừng và đất được quy hoạch phát triển rừng là 329.000 ha (trong đó diện tích rừng tự nhiên là 196.000 ha); tỷ lệ che phủ rừng đạt 39%.

Thương mại - dịch vụ có bước phát triển; hoạt động xuất nhập khẩu, giao thương hàng hóa được mở rộng. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ giai đoạn 2021 - 2023 đạt 57.048 tỷ đồng, tăng hơn 56 lần so với giai đoạn 2004 - 2005, tăng bình quân 13,6%/năm. Hệ thống hạ tầng thương mại phát triển, đáp ứng hàng hóa tiêu dùng đến vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới: toàn tỉnh hiện có 45 chợ/71 xã, phường, thị trấn; 3 siêu thị và trung tâm thương mại; trên 14.000 nhà phân phối, đại lý, cơ sở kinh doanh thương mại. Hệ thống tín dụng phát triển, từ chỗ chỉ có 03 ngân hàng hoạt động trên địa bàn tỉnh vào năm 2003, đến nay đã có 10 ngân hàng, 3 quỹ tín dụng, vốn tín dụng tăng 17,3%/năm. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2021 - 2023 ước đạt 3.248 triệu USD, tăng gần 23,5 lần so với năm 2004; có giao dịch thương mại với gần 40 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Trong giai đoạn từ năm 2021 - 2023, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập là 1.518 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký là 11.222 tỷ đồng, nâng số doanh nghiệp trên toàn tỉnh lên 3.931 doanh nghiệp[4] (tăng 5,1 lần so với năm 2004). Từ khi thành lập tỉnh đến nay đã thu hút đầu tư 396 dự án với tổng vốn đăng ký trên 74.000 tỷ đồng. Trong đó: Thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI là 11 dự án với tổng vốn đầu tư 7.261 tỷ đồng, chiếm 9,8% tổng vốn đăng ký; Thu hút vốn đầu tư trong nước là 384 dự án với tổng vốn đầu tư là 66.739 tỷ đồng, chiếm 90,2% tổng vốn đăng ký. Từ đầu năm 2021 đến tháng 7/2023, tỉnh thu hút đầu tư và cấp chủ trương đầu tư cho 41 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư 4.787 tỷ đồng. Đã kêu gọi thêm 5 dự án NGO, nâng tổng số dự án NGO đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là 6 dự án.

Kết cấu hạ tầng được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Mạng lưới giao thông được nâng cấp hoàn thiện. Đến nay toàn tỉnh đã đầu tư, nhựa hoá được 298km (Nâng cấp, cải tạo 52km; đầu tư xây dựng mới 59km, đầu tư nhựa hóa 187km). Nâng tỷ lệ nhựa hóa đường giao thông toàn tỉnh từ 10% năm 2004 lên 70%, trong đó nhựa hóa đường huyện đạt 70%. Hệ thống lưới điện được cải tạo, nâng cấp, mở rộng đến vùng sâu, vùng xa: tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện năm 2004 chỉ có khoảng 57%, đến nay đã tăng đến 99%; 71/71 xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia; 100% số thôn, buôn có điện lưới. Xây dựng và thực hiện quy hoạch mạng lưới các đô thị trong toàn tỉnh. Năm 2004, Đắk Nông chỉ có 05 đô thị loại V, kể cả tỉnh lỵ; đến nay đã có 09 đô thị, trong đó: 01 đô thị loại III (thành phố Gia Nghĩa); 03 đô thị loại IV (thị trấn Đắk Mil, thị trấn Kiến Đức và thị trấn Ea T’ling); 05 đô thị loại V (thị trấn Đắk Mâm; xã Nam Dong; thị trấn Đức An; trung tâm Quảng Khê; xã Đắk Búk So). Đầu tư xây dựng, nâng cấp đưa tỷ lệ đô thị hóa từ 7% tăng lên 28%; tỷ lệ các hộ dân thành thị sử dụng nước sạch đạt 96%; tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị đạt 100%; dân số sống ở đô thị tăng hơn 100 ngàn người; Hệ thống hạ tầng thông tin phát triển nhanh, hiện đại; mạng lưới bưu chính viễn thống, Internet phát triển rộng khắp; đã thực hiện việc đưa sóng truyền hình lên vệ tinh, cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin và tiếp cận thông tin của nhân dân.

2. Lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục được quan tâm, đầu tư phát triền

Giáo dục và đào tạo có bước phát triển nhanh cả về chất lượng và quy mô. Hiện nay, Đắk Nông có 367 cơ sở giáo dục với 184.262 học sinh; tổng số trường học đạt chuẩn quốc gia đến hết năm 2023 ước đạt 187 trường (tăng 38 trường so với năm 2020). So với năm 2004 cơ sở giáo dục tăng 2,1 lần, số học sinh tăng gần 1,8 lần; 100% các huyện, thành phố duy trì kết quả giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Cơ sở vật chất trường học ở các cấp học được quan tâm xây mới, cải tạo; số tiền đầu tư xây dựng bình quân trên 90 tỷ đồng/năm, riêng năm học 2022 - 2023, các địa phương trong tỉnh đã ưu tiên bố trí kinh phí để tập trung đầu tư xây dựng mới, sửa chữa các phòng học, phòng chức năng và mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục, ước tính khoảng 329,73 tỷ đồng. Giáo viên ở các cấp học đều đạt chuẩn và trên chuẩn.

Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân đạt được những kết quả quan trọng. Mạng lưới y tế từ tỉnh đến huyện và xã được đầu tư xây dựng về cơ sở vật chất, nâng cao năng lực khám chữa bệnh. Năm 2004, toàn tỉnh có 52/61 trạm y tế tuyến xã, chưa có xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tính đến tháng 5 năm 2023, nhân lực trong toàn ngành y tế của tỉnh Đắk Nông là 2.179 tăng thêm 1.279 người so với năm 2004; 100% trạm y tế xã có bác sĩ, nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; 95,8% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã, 100% thôn, bon, tổ dân phố có nhân viên y tế hoạt động và có trình độ từ sơ cấp trở lên; đạt 20,2 giường bệnh/vạn dân; đạt 8,5 bác sỹ/vạn dân; 92,75% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Mở rộng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao, thực hiện hợp tác y tế, thực hiện đề án bệnh viện vệ tinh, v.v… Đẩy mạnh việc cập nhật hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân, tính đến tháng 3 năm 2023, toàn tỉnh có hơn 662.000 người được cập nhật hồ sơ sức khỏe điện tử với các trường thông tin cơ bản như: Thẻ BHYT; quan hệ gia đình; thông tin liên hệ, chiếm hơn 99% dân số theo dữ liệu dân số do cơ quan công an cung cấp.   

Văn hóa, thể thao và du lịch có bước phát triển đáng kể so với những ngày đầu thành lập. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tiếp tục được đẩy mạnh. Triển khai xây dựng Đề án tổ chức Lễ hội hoa văn thổ cẩm các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Đắk Nông. Xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận Hang động núi lửa Krông Nô - Đắk Nông là Công viên địa chất toàn cầu. Sưu tầm được 12.281 hiện vật  lịch sử, văn hoá, tài nguyên thiên nhiên và hình ảnh, tài liệu, hiện vật thời kỳ xây dựng bảo vệ tổ quốc; phối hợp với Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam tiến hành khai quật di chỉ khảo cổ học tại Hang động núi lửa Krông Nô - Đắk Nông. Xây dựng hồ sơ đề nghị, được Chủ tịch nước phong tặng “nghệ nhân ưu tú” đối với 11 nghệ nhân, 02 nghệ nhân được phong tặng “‘Nghệ nhân dân dân” và truy tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” cho 02 nghệ nhân. Đề xuất và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Nghề dệt truyền thống của người M’nông tỉnh Đắk Nông. Được xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với di tích Khảo cổ Hang C6-1…

Hoạt động văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp có nhiều khởi sắc, góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy và giới thiệu, quảng bá những nét đặc trưng văn hóa Đắk Nông đến bạn bè trong nước và quốc tế. Môi trường văn hóa có sự đổi thay tích cục, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đến hết năm 2022, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 88,09%; tỷ lệ thôn, bon, buôn bản, tổ dân phố văn hóa đạt 94,39%; tỷ lệ xã, phường, thị trấn, văn hóa đạt 63,38%; tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa đạt 96,06%.   

Phong trào thể dục, thể thao có bước phát triển; công tác xã hội hoá thể dục - thể thao bước đầu có kết quả, nhiều câu lạc bộ thể thao được hình thành và hoạt động tốt; tỷ lệ người dân thường xuyên tham gia luyện tập thể thao, nâng cao sức khỏe tăng cao. Thể thao thành tích cao được chú trọng đầu tư, đã giành được các giải thưởng cấp quốc gia, Trung bình tổ chức từ 6 - 12 giải cấp tỉnh/năm; 6 - 8 giải cấp huyện/năm và từ 1 - 3 giải cấp xã/năm; Các vận động viên tham gia các giải thi đấu khu vực và toàn quốc, kết quả đạt 41 huy chương các loại, trong đó có 07 HCV, 14 HCB, 20 HCĐ.

Hoạt động du lịch có sự khởi sắc, khách du lịch tăng bình quân 13%/năm, tổng doanh thu tăng bình quân 18%/năm; giai đoạn Từ năm 2021 đến quý I/2023, tổng lượt khách du lịch đạt 887.200 lượt khách, trong đó khách quốc tế 883.450 lượt.. Cơ sở hạ tầng du lịch được đầu tư, toàn tỉnh hiện có 199 cơ sở lưu trú, với hơn 2.200 phòng; 07 dự án, khu du lịch với tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng.

Hoạt động bảo chí, truyền thông được quan tâm đầu tư. Nỗ lực phát triển hệ thống truyền thông, thông tin cơ sở; quan tâm đầu tư phát triển quy hoạch báo chí - xuất bản. Báo Đắk Nông, Đài PT-TH Đắk Nông là những cơ quan báo chí có tốc độ phát triển nhanh theo hướng hiện đại, bắt kịp các xu thế truyền thông mới. Đảm bảo phủ sóng phát thanh, truyền hình; cung cấp các ấn phẩm báo chí đến vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Luôn chủ động bám sát định hướng tuyên truyền; kịp thời chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng, các vấn đề thời sự trong tỉnh, trong nước và quốc tế được dư luận xã hội quan tâm, đáp ứng được nhu cầu thông tin của nhân dân.

3. Thực hiện có hiệu quả chính sách lao động, việc làm, an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, chăm lo người nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Tổng số việc làm trong các ngành kinh tế của tỉnh hiện nay là 380.000 người, chiếm trên 53,5% dân số. Cơ cấu lao động chuyển dịch từ đa số lao động trong khu vực nông nghiệp, đến nay lao động trong khu vực công nghiệp 15,4%, lao động khu vực dịch vụ 22,3%, lao động nông nghiệp còn 62,3%. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng dần, đến nay đạt 37%. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho hơn 5.000 lao động (năm 2022, đào tạo cho 5.776 người), số lao động được tạo việc làm giai đoạn 2021 - 2023 là 57.285 lượt người; 14% người lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Toàn tỉnh hiện có 19 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó 13 cơ sở đang tổ chức hoạt động đào tạo, 6 cơ sở tạm ngưng hoặc có quyết định thành lập nhưng chưa đăng ký hoạt động.

Dù còn nhiều khó khăn, song tỉnh đã dành một phần đáng kể các nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; huy động nhiều nguồn lực để thực hiện các chính sách an sinh - xã hội; thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách giảm nghèo. Đến năm 2022, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên 3%, riêng hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS giảm trên 5%. Đã hỗ trợ khoảng 6000 hộ có đất sản xuất, đất ở (thuộc chương trình 134, 1592, 755); xây mới và cải tạo được 5.667 căn nhà (thuộc chương trình 134). Tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh là 2.695 tỷ đồng; trong 02 năm 2022 -2023, tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia là 1.285tỷ đồng; tổng vốn đầu tư cho các xã, thôn, bon đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 giai đoạn 2021 - 2025 là 1.136 tỷ đồng, trong đó, năm 2023 là 481 tỷ đồng. Công tác chăm sóc người có công, gia đình chính sách được cấp ủy, chính quyền các cấp và cả xã hội quan tâm thực hiện.

II. VỀ QUỐC PHÒNG - AN NINH, ĐỐI NGOẠI

Quốc phòng - an ninh được củng cố, tăng cường, xây dựng lực lượng chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại; làm tốt vai trò tham mưu, góp phần chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các loại tội phạm, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Kịp thời nắm bắt, giải quyết các vụ việc phức tạp; kiềm chế tai nạn giao thông, đảm bảo trật tự trị an. Ngăn chặn, vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động; đã phát hiện, bóc gỡ, xử lý hàng trăm đối tượng liên quan đến hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; bảo đảm an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, an nỉnh nông thôn, an ninh trên lĩnh vực tôn giáo và an ninh, trật tự tuyến biên giới; không để xảy ra biểu tình, bạo loạn, vượt biên, xâm nhập trái phép. Đã hoàn thành trên 84% khối lượng công việc phân giới, cắm mốc tuyến biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Campuchia qua địa bàn tỉnh.

Chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ, dự bị động viên và công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ chủ chốt được nâng cao. Công tác diễn tập phòng thủ định kỳ được triển khai nhuần nhuyễn, góp phần chủ động các phương án sẵn sàng chiến đấu được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc. Khu vực phòng thủ tỉnh và các huyện, thị xã được chăm lo xây dựng toàn diện, vững chắc. Hoàn thành nhiệm vụ tuyển quận hằng nàm. Lực lượng vũ trang địa phương tham gia tích cực, có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế quốc phòng, phòng chống thiên tai, hỏa hoạn.

Hoạt động đối ngoại chuyển biến tích cực, chủ động mở rộng các quan hệ hợp tác, liên kết, đầu tư với một số tỉnh, thành trong nước, với một số định chế tài chính quốc tế, tổ chức phi chính phủ và đại sứ quán, lãnh sự quán của các nước. Thực hiện có hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng, ngoại giao nhân dân; tổ chức nhiều cuộc làm việc, trao đổi giữa chính quyền và lực lượng vũ trang hai tỉnh Đắk Nông/Việt Nam - tỉnh Mondulkiri/Campuchia[5]. Tổ chức thành công Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện thỏa thuận hợp tác và phát triển kinh tế - xã hội giữa tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016-2021 và ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển giai đoạn 2022-2025; Qua đó khai thác thế mạnh của mỗi tỉnh trong các lĩnh vực nông nghiệp, phát triển du lịch…

III- VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn; nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý; vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng không ngừng được tăng cường; chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng đối với toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị được nâng lên; mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ngày càng được củng cố bền chặt.

Công tác chính trị, tư tưởng luôn được quan tâm và coi trọng, góp phần nâng cao nhận thức, tính tích cực của cán bộ, đảng viên và nhân dân, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ, tạo sự đoàn kết nhất trí trong Đảng bộ và sự đồng thuận trong toàn xã hội. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được triển khai thường xuyên và từng bước có chiều sâu, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội, gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII, XIII) về công tác xây dựng Đảng.

Công tác tổ chức, cán bộ và phát triển đảng viên được triển khai đồng bộ, số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên từng bước được nâng lên. Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng được chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm. Việc thi hành kỷ luật trong Đảng của Đảng bộ được thực hiện nghiêm minh, kịp thời, đảm bảo đúng nguyên tắc, phương châm, phương pháp; góp phần giữ vững kỷ cương, kỷ luật, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng.

Công tác dân vận của Đảng được quan tâm. Các tổ chức trong hệ thống chính trị đã tăng cường phối hợp làm công tác dân vận, dân vận chính quyền, nhất là nắm bắt tâm tư nguyện vọng, lắng nghe và xử lý kịp thời những phát sinh ở các địa bàn trọng điểm, tích cực tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, khuyến khích, động viên nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ, từng bước nâng cao đời sống, góp phần xoá đói, giảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng được Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện toàn diện, có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng, hiệu lực, hiệu quả được nâng lên rõ nét. Bám sát các chủ trương, văn bản chỉ đạo của Trung ương, hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương để chủ động ban hành chương trình, kế hoạch cụ thể quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát. Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp trong tỉnh cụ thể các văn bản của Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy phù hợp với yêu cầu thực tiễn của từng địa phương, đơn vị, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng.

Công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được tăng cường về nhận thức và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, có nhiều chuyển biến tích cực, thực chất. Tỉnh ủy luôn xác định công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có ý nghĩa rất quan trọng, là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên; tổ chức triển khai, quán triệt kịp thời, đầy đủ, nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo, kết luận của Trung ương về công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Ban hành đồng bộ các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh; đồng thời, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện; từ đó, tạo được sự chuyển biến trong nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và lan tỏa mạnh mẽ trong quần chúng nhân dân.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thực sự trở thành cầu nối giữa nhân dân vói Đảng, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, kiện toàn về tổ chức, phát triển đoàn viên, hội viên; từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đa dạng các hình thức tập hợp quần chúng, chú trọng hướng về cơ sở. Thực hiện đồng bộ và khá hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước…; phát huy tinh thần tự quản của nhân dân, động viên các tầng lóp nhân dân phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quôc phòng - an ninh, tham gia giám sát, phản biện và góp ý, xây dựng Đảng, chính quyền.

Hệ thống chính quyền được củng cố, tăng cường từ tỉnh đến cơ sở. Đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng trưởng thành, từng bước nâng cao về trình độ, năng lực chuyên môn. Tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị của tỉnh được xây dựng hợp lý; chức năng, nhiệm vụ được phân định rõ ràng giữa cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, đến nay hệ thống phần mềm văn phòng điện tử được kết nối liên thông tới 100% các cơ quan hành chính từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã. Cải cách hành chính được triển khai tương đối đồng bộ trên cả 4 nội dung: Cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, cải cách tài chính công. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp thứ 38/63 năm 2022, cao nhất từ trước đến nay (trong vòng 01 năm, từ năm 2021 đến năm 2022 tăng 14 bậc).

Cùng với những thành tựu rất đáng tự hào, trong thời gian qua, tình vẫn còn tồn tại một số hạn chế, yếu kém cần phải được khắc phục, như:

Một là, quy mô nền kinh tế của tỉnh còn hạn chế; mức độ cải thiện môi trường kinh doanh chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; nhiều tiềm năng lợi thế của tỉnh chưa được phát huy; sản xuất công nghiệp thiếu bền vững; hạ tầng thương mại và du lịch chưa đồng bộ; sản xuất nông nghiệp còn manh mún, phụ thuộc nhiều vào diễn biến thị trường; hiệu quả hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường chưa cao; tình trạng phá rừng chưa được ngăn chặn, tỷ lệ độ che phủ rừng suy giảm nghiêm trọng; công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập.

Hai là, mức độ đầu tư cho giáo dục chưa tương xứng với yêu cầu thực tế; hoạt động y tế dự phòng, chất lượng khám chữa bệnh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân; hệ thống thiết chế văn hóa, thông tin cơ sở chưa được đầu tư đồng bộ, hoạt động kém hiệu quả nhất là ở cơ sở; chưa thỏa mãn được nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh của nhân dân; đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ chưa gắn vói nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, trình độ lao động còn yếu chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, khả năng tái nghèo cao, đời sống của đồng bào vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.

Ba là, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng và khả năng điều hành, quản lý của một số địa phương, cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế; một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý thiếu năng động, sáng tạo, không kiên quyết trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng bộ và giải quyết các vấn đề mới nảy sinh; một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước đến mức phải xử lý kỷ luật; công tác kiểm tra, giám sát và sử dụng các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí tuy đã có sự cương quyết, nhung chưa đáp ứng kỳ vọng của nhân dân. Công tác vận động quần chúng chưa chuyển biến kịp theo yêu cầu, tình hình, nhiệm vụ mới. Mặt trận, đoàn thể các cấp hoạt động còn mang tính hành chính chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Bốn là, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh nông thôn tuy được giữ vững, song vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố mất ổn định; các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị liên tục thay đổi phương thức chống phá; áp lực dân di cư tự do đến chưa giảm; một bộ phận nhân dân chưa thực sự tích cực trong việc tham gia các hoạt động quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

 

PHẦN III

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

 

I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XII đã xác định mục tiêu tổng quát giai đoạn 2020 - 2025 là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy ý chí, khát vọng vươn lên của các dân tộc; khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh, bền vững; giữ vững quốc phòng, an ninh; phấn đấu trở thành tỉnh trung bình khá vào năm 2025 và tỉnh phát triển khá vào năm 2030 của vùng Tây Nguyên”.

- Định hướng phát triển đến năm 2030: Xây dựng tỉnh Đắk Nông trở thành địa phương phát triển kinh tế năng động và bền vững của vùng Tây Nguyên. Tái cơ cấu, chuyển đổi nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiệu quả, chất lượng, giá trị gia tăng cao. Phát triển du lịch trở thành trung tâm của du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái dựa trên lợi thế về khí hậu, cảnh quan. Trở thành trung tâm công nghiệp Nhôm quốc gia. Xây dựng nền văn hóa đặc sắc, người dân có mức sống, thu nhập cao trong vùng Tây Nguyên. Bảo vệ môi trường và cảnh quan bền vững. Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Định hướng phát triển đến năm 2045: Tỉnh Đắk Nông trở thành tỉnh phát triển của vùng Tây Nguyên, có mức thu nhập bình quân cao hơn bình quân chung cả nước. Trở thành địa phương phát triển bền vững, xã hội văn minh và văn hóa đặc sắc, nghĩa tình. Có quy mô nền kinh tế phù hợp, hiệu quả và bền vững, gắn với mục tiêu xuyên suốt là mức sống và chất lượng sống cao của người dân (so với trung bình của cả nước) trên tất cả các mặt về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và cơ hội phát triển.

II. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Các chỉ tiêu phát triển năm 2023

(1) Tăng trưởng GRDP đạt 7,5%. GRDP bình quân đầu người đạt 68 triệu đồng.

(2) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 21.208 tỷ đồng.

(3) Thu ngân sách nhà nước đạt trên 3.650 tỷ đồng.

(4) Kết cấu hạ tầng: Tỷ lệ nhựa hóa chung đạt 70%; tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 28%; Tỷ lệ hộ được sử dụng điện 99,2%; tỷ lệ đảm bảo nước tưới cho diện tích cần tưới đạt 83%.

(5) Lao động và việc làm: Số lao động được tạo việc làm 18.200 lượt người; đào tạo nghề cho 4.000 người; 15% người lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội.

(6) Giảm nghèo (theo chuẩn giai đoạn 2021 - 2025): Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 3% trở lên, riêng tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ giảm từ 5% trở lên.

(7) Y tế: Đạt 20,2 giường bệnh/vạn dân; đạt trên 8,5 bác sỹ/vạn dân; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 92,75%.

(8) Giáo dục: Tăng thêm 11 trường đạt chuẩn quốc gia.

(9) Văn hóa: Tỷ lệ xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn văn minh đô thị đạt 61%.

(10) Môi trường: Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; trồng rừng mới trong năm 2.000 ha; tỷ lệ che phủ rừng trên 39%.

(11) Nông thôn mới: Tăng thêm 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới; số tiêu chí bình quân mỗi xã đạt 16,8 tiêu chí trở lên; tăng thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

 

2. Các chỉ tiêu cơ bản đến năm 2025

(1) Tăng trưởng GRDP đạt 7,5 - 8%. GRDP bình quân đầu người trên 70 triệu đồng.

(2) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân trên 15%/năm; tỉ trọng chiếm từ 35 - 40% so với GRDP.

(3) Thu ngân sách: đạt trên 18,4 ngàn tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 12%/năm.

(4) Kết cấu hạ tầng: Tỷ lệ nhựa hóa chung đường tỉnh 73%; tỷ lệ đô thị hóa 33%; Tỷ lệ hộ được sử dụng điện 99%; tỷ lệ đảm bảo nước tưới cho diện tích cần tưới 85%.

(5) Lao động và việc làm: Số lao động được tạo việc làm trên 90.000 lượt người; đào tạo nghề cho trên 20.000 người; 14,8% người lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội.

(6) Giảm nghèo: bình quân hằng năm giảm tỉ lệ hộ nghèo 2% trở lên, riêng tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ giảm từ 4% trở lên.

(7) Y tế: Đạt 21 giường bệnh/vạn dân; 8,9 bác sỹ/vạn dân; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95%.

(8) Giáo dục: Tăng thêm hơn 50 trường đạt chuẩn quốc gia.

(9) Văn hóa: Tỷ lệ xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn văn minh đô thị trên 60%.

(10) Môi trường: Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; nâng tỷ lệ che phủ rừng trên 40%.

(11) Nông thôn mới: Lũy kế có 43 xã đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân mỗi xã đạt 17,2 tiêu chí.

(12) Củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

(13) Hằng năm có trên 75% số tổ chức đảng và có trên 90% số đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Có trên 80% tổ chức cơ sở đảng, 70% chi bộ trực thuộc đảng bộ xã, phường, thị trấn có kết nạp đảng viên.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

Để thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển theo mục tiêu đề ra và hoàn thành thắng lợi 13 chỉ tiêu trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, cần tổ chức triển khai và phân phối nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên và những giải pháp chủ yếu sau:

 

 

1. Nhiệm vụ trọng tâm

(i) Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Củng cố, nâng cao niềm tin, sự gắn bó của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.

(ii) Huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, phát triển đồng bộ các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân. Tập trung phát triển 03 trụ cột của nền kinh tế địa phương: Phát triển công nghiệp Alumin, luyện Nhôm và năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời), xây dựng Đắk Nông trở thành trung tâm công nghiệp Nhôm quốc gia; Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với thị trường; Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với cảnh quan thiên nhiên, cộng đồng và Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

(iii) Rà soát, xây dựng quy hoạch có tầm nhìn chiến lược dài hạn; chủ động triển khai các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh; quản lý hiệu quả tài nguyên, nhất là đất đai, khoáng sản; thực hiện tốt công tác bảo vệ, phát triển rừng; giải quyết tốt vấn đề di cư tự do.

(iv) Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc; nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.

(v) Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia; tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Tập trung giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện phức tạp liên quan đến đất đai.

2. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả 03 đột phá chiến lược

(i) Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới thu hút đầu tư; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển.

(ii) Xây dựng kết cấu hạ tầng, trọng tâm là hạ tầng giao thông; ưu tiên đầu tư xây dựng, mở rộng hạ tầng giao thông trọng điểm nội tỉnh, kết nối các điểm du lịch và hạ tầng trung tâm đô thị.

(iii) Phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong hệ thống chính trị, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và nguồn nhân lực trong các ngành, lĩnh vực trụ cột phát triển kinh tế của địa phương.

3. Các giải pháp chủ yếu

(i) Tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương; các nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy và các chương trình, kế hoạch, chỉ thị của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đặc biệt là Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triến kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

(ii) Kịp thời triển khai các chính sách của Trung ương đảm bảo phù hợp với tình hình địa phương. Đề cao trách nhiệm nêu gương và tinh thần gương mẫu của người đứng đầu. Tăng cường kiểm tra, giám sát, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện. Bám sát các chính sách của Trung ương, tình hình phát sinh thực tiễn trong thời gian qua, tổ chức đánh giá giữa nhiệm kỳ kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII.

(iii) Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đẩy mạnh triển khai hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và 03 Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp Chương trình phòng, chống dịch Covid-19; giữ vững thành quả phòng chống dịch; kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và các dịch bệnh mới phát sinh.

(iv) Quan tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ở các tuyến. Xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, coi trọng văn hóa trong lãnh đạo, quản lý, văn hóa trong kinh doanh và văn hóa ứng xử. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, từng bước đáp ứng nhu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có kỹ thuật, trình độ cao, đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu lao động. Phát triển khoa học và công nghệ, chuyển đổi sổ, thông tin và truyền thông; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đổi mới, sáng tạo, chuyển phương thức từ quản lý tập trung, quản lý “đầu vào” sang chủ yếu là quản lý “đầu ra” trong các khu vực kinh tế, hạ tầng, thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số.

(v) Tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh cả về tiềm lực và thế trận, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đặc biệt tại các khu vực trọng điểm, vùng biên giới, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện vững chắc, kết họp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, tăng cường họp tác quốc tế, tranh thủ mọi nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế. Đẩy mạnh hợp tác kinh tế với thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Phước và các tỉnh trong khu vực, các tổng công ty lớn của Trung ương. Đẩy mạnh mở rộng quan hệ kinh tể với tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia.

(vi) Nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Tăng cường công tác xây dựng tổ chức Đảng và phát triển đảng viên, đảm bảo về số lượng và chất lượng; thực hiện tốt công tác cán bộ, trọng tâm là sắp xếp, bố trí, kiện toàn các chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý một số cơ quan, đơn vị, địa phương; khuyến khích và bảo vệ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thách thức và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung. Chú trọng và thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước.

*

Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, diễn biến chính trị, kinh tế, dịch bệnh trên thế giới xảy ra phức tạp, tuy còn không ít những hạn chế, nhưng chúng ta có đủ cơ sở để khẳng định những kết quả đạt được là toàn diện, có tác động tích cực đến đời sống kinh tế, tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh; xây dựng được nền tảng phát triển quan trọng tạo đà cho những năm tiếp theo.

Tự hào với những thành tựu đạt được, nhìn nhận thẳng thắn những hạn chế, tồn tại và quyết tâm khắc phục, sửa chữa; kiến tạo đường hướng phát triển mới, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc tỉnh Đắk Nông cùng với cả nước tiếp tục ra sức thi đua, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”; xây dựng một Đắk Nông phát triển giàu đẹp, văn minh, nhân ái, nghĩa tình./.

Nguồn tài liệu xây dựng Đề cương tuyên truyền:

- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Nông 1930 - 2015;

- Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

- Báo cáo số 371-BC/TU, ngày 21/7/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

- Báo cáo số 291/BC-UBND, ngày 09/5/2023 của UBND tỉnh về Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2023 và phương hướng, nhiệm vụ hoàn thành mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

- Số liệu công bố của Cục Thống kê tỉnh Đắk Nông năm 2022.

 

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY ĐẮK NÔNG

 

 

 

[1] Nguồn: số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2022 do Cục Thống kê tỉnh phát hành.

[2] Ngày 7/7/2020, Ủy ban Chương trình và Quan hệ quốc tế của Hội đồng Chấp hành UNESCO khóa 209 đã thông qua quyết định công nhận Công viên Địa chất Đắk Nông là Công viên Địa chất toàn cầu.

[3] Theo Báo cáo số 371-BC/TU, ngày 21/7/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

[4] Theo Báo cáo số 371-BC/TU, ngày 21/7/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

.

[5] Giai đoạn 2021 - 2023, tổ chức đón tiếp 03 đoàn/39 người của lực lượng vũ trang tỉnh Mondulkiri sang dự hội đàm. Đón tiếp 03 đoàn/19 người của Đồn Công an cửa khẩu Nam Lyr và cửa khẩu Đăk Đam sang Hội đàm với Đồn Biên phòng cửa khẩu Thuận An và Đồn Biên phòng cửa khẩu Bu P’răng. Đón tiếp và làm việc với Đoàn Tiểu đoàn 2, Tiểu khu quân sự tỉnh Mondulkiri sang hội đàm với đồn Biên phòng Đăk Lao, Đăk Tiên, Tuy Đức

Liên kết website

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 3

Hôm nay: 185

Hôm qua: 221

Tháng này: 4812

Tháng trước: 8175

Tổng lượt truy cập: 541172