Đang truy cập: 3
Hôm nay: 185
Hôm qua: 221
Tháng này: 4812
Tháng trước: 8175
Tổng lượt truy cập: 541172
ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM TỈNH ĐẮK NÔNG BAN THƯỜNG TRỰC Số: 34/KH-MTTQ-BTT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đắk Nông, ngày 10 tháng 10 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
Tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2019
Căn cứ Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015, Chương trình phối hợp thống nhất hành động năm 2019 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Nông; nhằm tổ chức các hoạt động kỷ niệm 89 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2019).
Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh xây dựng Kế hoạch tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2019 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nhằm tăng cường phát huy sức mạnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc và nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh khóa IV và Đại hội MTTQ Việt Nam lần thứ lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024.
- Thông qua tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới. Việc tổ chức Ngày hội góp phần tạo khí thế thi đua sổi nổi thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Đánh giá và biểu dương kết quả sau 01 năm thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở cộng đồng dân cư, trọng tâm là Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".
2. Yêu cầu
- Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2019 được tổ chức ở tất cả các khu dân cư trong tỉnh. Việc tổ chức Ngày hội đảm bảo tính thiết thực, tránh hình thức và huy động được sự tham gia của cả cộng đồng.
- Phần Lễ tổ chức ngắn gọn, tập trung đổi mới nội dung phần Hội tạo khí thế vui tươi và thu hút sự tham gia của người dân.
- Việc tổ chức Ngày hội đảm bảo tiết kiệm, an toàn, tránh hình thức, lãng phí.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Công tác tuyên truyền
1.1. Nội dung tuyên truyền:
- Tuyên truyền về lịch sử, truyền thống vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tuyên truyền Nghị quyết Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp nhiệm kỳ 2019- 2024 và các hoạt động thi đua hướng tới chào mừng Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI.
- Tuyên truyền, giới thiệu các tập thể, hộ gia đình, cá nhân tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở cơ sở, khu dân cư, trọng tâm là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
(có đề cương tuyên truyền kèm theo).
1.2. Hình thức tuyên truyền:
- Tuyên truyền thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình của địa phương.
- Tuyên truyền thông qua cuộc họp khu dân cư, sinh hoạt của các đoàn thể Nhân dân.
- Xây dựng các cụm thông tin, cổ động, panô, áp phích, khẩu hiệu ở các khu trung tâm, nơi tập trung đông người. Các cơ quan, công sở trang trí khẩu hiệu tuyên truyền cổ động trong dịp kỷ niệm 89 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Vận động các hộ gia đình treo cờ Tổ quốc trong dịp tổ chức Ngày hội.
2. Tổ chức một số hoạt động trước Ngày hội Đại đoàn kết
2.1. Lựa chọn chủ đề thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm mà địa phương đề ra gắn với tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
2.2. Tổ chức các diễn đàn trao đổi xây dựng cộng đồng dân cư phát triển thông qua Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; bàn biện pháp tiếp tục nâng cao chất lượng Cuộc vận động và các mô hình tự quản tự quản tại cộng đồng.
2.3. Tổ chức thăm và tặng quà các gia đình chính sách, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ Mặt trận các thời kỳ, gia đình hộ nghèo, khó khăn tại địa phương…
2.4. Tổ chức hỗ trợ xây dựng Nhà đại đoàn kết, các công trình phúc lợi, công trình dân sinh ở cộng đồng nhân dịp Ngày hội.
2.5. Tổ chức các hoạt động về bảo vệ môi trường (trồng và chăm sóc cây xanh, vệ sinh đường làng, ngõ phố, chỉnh trang khu dân cư sạch, đẹp…); giữ gìn an ninh trật tự tại địa bàn.
2.6. Lựa chọn và đề xuất khen thưởng, biểu dương các gia đình tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các phong trào thi đua khác ở địa phương để tổ chức khen thưởng trong Ngày hội.
3. Tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết
3.1. Thành phần tham gia Ngày hội:
- Toàn thể Nhân dân hoặc đại diện gia đình ở khu dân cư, liên khu dân cư; người dân đi làm ăn xa quê hương; cán bộ, đảng viên công tác tại các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang các cấp đóng trên địa bàn.
- Mời các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động hỗ trợ, đóng góp cho cộng đồng dân cư.
- Mời các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các cấp, đại biểu các cơ quan, đơn vị kết nghĩa của thôn, xã đến dự Ngày hội.
- Đối với các địa phương khu vực biên giới giáp ranh, tùy tình hình thực tế của địa phương, có thể mời các huyện bạn láng giềng giao lưu, dự Ngày hội nhằm chia sẻ tình đoàn kết hữu nghị giữa các địa phương của các nước láng giềng với Việt Nam.
3.2. Hình thức trang trí:
- Treo cờ, băng rôn, khẩu hiệu trên địa bàn khu dân cư.
- Ma két trang trí nơi tổ chức phần Lễ của Ngày hội:
(Lô gô của Mặt trận)
NGÀY HỘI
ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
Khu dân cư (hoặc liên khu dân cư)……. xã (phường, thị trấn)….
Ngày….. tháng…. năm 2019
3.3. Thời gian tổ chức:
Thời gian tổ chức Ngày hội nên diễn ra 01 ngày, tập trung trong khoảng từ ngày 01/11/2019 đến hết ngày 18/11/2019.
3.4. Chương trình Ngày hội:
* Phần Lễ (tổ chức không quá 90 phút):
(1) Văn nghệ chào mừng.
(2) Chào cờ.
(3) Ôn lại lịch sử, truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu.
(4) Báo cáo của Ban Công tác Mặt trận khu dân cư hoặc liên Ban Công tác Mặt trận khu dân cư (nếu tổ chức liên khu dân cư), gồm các nội dung chính:
- Khái quát chung về cộng đồng dân cư, kết quả thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” năm 2019 (có nêu các tập thể, hộ gia đình, cá nhân tiêu biểu tích cực tham gia các hoạt động ở cộng đồng).
- Đánh giá tình hình đời sống Nhân dân và phương hướng thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” năm 2019.
(5) Các đại biểu trao đổi, thảo luận.
(6) Chủ trì phát biểu tiếp thu và giải trình (nếu có).
(7) Biểu dương, khen thưởng những tập thể, gia đình và cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong xây dựng cộng đồng dân cư.
(8) Mời lãnh đạo cấp trên phát biểu, tặng quà (nếu có).
(9) Phát động Nhân dân ở cộng đồng dân cư hưởng ứng thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp nhiệm kỳ 2019- 2024.
(10) Phát biểu cảm ơn và kết thúc buổi Lễ.
* Phần Hội (có thể tổ chức trước hoặc sau phần Lễ):
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, các trò chơi dân gian truyền thống của địa phương, sinh hoạt văn hóa cộng đồng; chú trọng phát huy nét văn hóa truyền thống của dân tộc, của địa phương tạo khí thế sôi nổi trong Ngày hội. Tổ chức các hình thức tọa đàm, trao đổi, phát huy sáng kiến của Nhân dân tham gia xây dựng quê hương, đất nước…
- Tùy từng điều kiện các khu dân cư có thể tổ chức “Bữa cơm đoàn kết” phù hợp.
- Đối với các khu dân cư đô thị nên tổ chức phần Hội tại các nơi công cộng theo hình thức sân khấu hóa nhằm tạo không khí sôi nổi và thu hút sự tham gia của bà con ở khu dân cư.
3.5. Về quy mô tổ chức Ngày hội và vai trò chủ trì tổ chức:
Tuỳ theo tình hình thực tế của địa phương, việc tổ chức Ngày hội được thực hiện quy mô sau và bảo đảm vai trò chủ trì tổ chức:
- Tổ chức Ngày hội ở 01 khu dân cư: do Ban Công tác Mặt trận chủ trì;
- Tổ chức Ngày hội từ 02 khu dân cư trở lên: do liên Ban Công tác Mặt trận các khu dân cư phối hợp chủ trì;
- Tổ chức Ngày hội trong phạm vi toàn xã: do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã chủ trì, phối hợp với Ban Công tác Mạt trận khu dân cư.
4. Về phối hợp mời các đồng chí lãnh đạo các cấp tham dự Ngày hội
- Đối với các đồng chí lãnh đạo Trung ương: lãnh đạo tỉnh: Do Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh mời dự.
- Đối với các đồng chí lãnh đạo địa phương: Do Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp mời dự.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các huyện, thị xã
- Xây dựng Kế hoạch tổ chức Ngày hội của địa phương mình, hướng dẫn Mặt trận cấp xã, khu dân cư tổ chức thực hiện, trong đó nhấn mạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa MTTQ các cấp với chính quyền, các ngành chức năng và các tổ chức thành viên trong chỉ đạo và tổ chức Ngày hội; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên tham gia tổ chức Ngày hội; phát huy vai trò trách nhiệm của Bí thư chi bộ khu dân cư và sự phối hợp chặt chẽ giữa Trưởng Ban Công tác Mặt trận với Trưởng thôn và các đoàn thể trong tổ chức Ngày hội.
- Mỗi huyện, thị xã chọn ít nhất một khu dân cư để tổ chức Ngày hội điểm của đơn vị mình; báo cáo thời gian, địa điểm về Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh qua Ban Phong trào, trước ngày 25/10/2019.
- Báo cáo và tham mưu văn bản chỉ đạo của Thường trực Huyện, Thị ủy phân công các đồng chí cấp ủy dự Ngày hội ở địa bàn phụ trách; nêu cao vai trò của người đứng đầu cấp ủy của địa phương trong việc chỉ đạo và tham dự Ngày hội.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân tổ chức, hướng dẫn các ngành chức năng phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Ngày hội, tạo điều kiện thuận lợi để các khu dân cư tổ chức Ngày hội đạt hiệu quả.
- Phối hợp với Phòng Văn hóa tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao; hướng dẫn bình xét và công nhận các danh hiệu ở khu dân cư; khen thưởng các khu dân cư, gia đình tiêu biểu.
- Chọn nội dung, chủ đề phù hợp để khu dân cư thực hiện trong Ngày hội, trọng tâm là những vấn đề thiết thực gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương (có thể lựa chọn các các nội dung như: xây dựng nông thôn mới; xây dựng đô thị văn minh; các hoạt động giúp đỡ người nghèo, người có công, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn; bảo vệ môi trường; giữ gìn an ninh trật tự; giữ gìn đường biên cột mốc; các hoạt động hướng về biển đảo bảo vệ Tổ quốc…) để hướng dẫn tổ chức triển khai trong Ngày hội.
- Phối hợp cơ quan báo chí để tuyên truyền trước, trong và sau Ngày hội.
2. Đề nghị các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc tỉnh
- Hướng dẫn các cấp Đoàn, Hội phối hợp với Mặt trận cùng cấp tổ chức Ngày hội.
- Phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự Ngày hội.
- Có kế hoạch và phối hợp tặng quà, động viên các địa phương khó khăn trong dịp tổ chức Ngày hội.
3. Văn phòng và các Ban chuyên môn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
3.1. Ban Phong trào:
- Tham mưu Kế hoạch tổ chức Ngày hội;
- Chọn khu dân cư tổ chức Ngày hội điểm của tỉnh;
- Tham mưu Ban Thường trực mời các đồng chí cấp ủy phụ trách địa bàn dự Ngày hội điểm tại các huyện, thị xã (sau khi có lịch tổ chức điểm của các huyện, thị xã).
3.2. Ban Tổ chức, Tuyên giáo và Dân chủ pháp luât:
- Phối hợp cùng Ban Phong trào tuyên truyền Ngày hội (đang tải trên Cổng thông tin Mặt trận và Tờ tin công tác Mặt trận);
- Cử cán bộ tham gia tổ chức Ngày hội.
- Chuẩn bị phương tiện phục vụ; kinh phí hỗ trợ các huyện, thị xã theo quy định;
- Mời Báo, Đài PTTH đến dự và đưa tin Ngày hội.
3.3. Các Ban chuyên môn:
4. Về thông tin, báo cáo
- Đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các huyện, thị xã thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình tổ chức Ngày hội, có báo cáo nhanh tổng hợp tình hình tổ chức Ngày hội gửi Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trước ngày 21/11/2019 (theo mẫu báo cáo gửi kèm).
- Giao Ban Phong trào chủ trì tham mưu và giúp Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh theo dõi, tổng hợp thực hiện Kế hoạch này.
(Mọi thông tin, báo cáo cáo liên hệ đồng chí Nguyễn Tấn Cung, Trưởng Ban Phong trào Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, địa chỉ email: nguyenhquan14@gmail.com - ĐT: 077.535.6879).
Nơi nhận:
- Ban Phong trào Ủy ban TƯMTTQ Việt Nam; - Ban Công tác phía Nam, Ủy ban TƯMTTQ VN; (B/c) - Thường trực Tỉnh ủy;
- Các tổ chức thành viên của Mặt trận; (Ph/h) - Ủy ban MTTQ VN các huyện, thị xã; - VP và các ban chuyên môn Ủy ban MTTQ VN tỉnh; - Lưu VT, BPT.
|
TM. BAN THƯỜNG TRỰC PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Trần Minh Quân |