KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2023

2023-08-10T07:28:00.000Z Tin nổi bật
Admin 5 lần xem | 0 bình luận

 

KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện Cuộc vận động

“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2023

———————–

 

Thực hiện Kế hoạch số: 35-KH/TU, ngày 22/11/2021 về thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới; Chương trình phối hợp thống nhất và hành động của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh năm 2023. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

          I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

          1. Mục đích

- Tiếp tục thực hiện chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (sau đây gọi tắt là CVĐ), nhằm tiếp tục tuyên truyền, khơi dậy niềm tự hào dân tộc của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh và toàn xã hội, từ đó tích cực hưởng ứng và tham gia Cuộc vận động; nâng cao hiệu quả triển khai cuộc vận động trong tình hình mới.

- Tạo sự thống nhất, đồng bộ từ tỉnh đến các địa phương về triển khai các nội dung Kế hoạch số: 35-KH/TU, ngày 22/11/2021 về thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới.

- Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan trong hệ thống chính trị trong việc triển khai cuộc vận động; phát huy vai trò của các doanh nghiệp trong hưởng ứng cuộc vận động; khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của mỗi người dân Việt Nam thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban, ngành, đoàn thể cùng cộng đồng trách nhiệm, thực hiện chương trình, kế hoạch do Ban Chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh triển khai thực hiện tại địa phương.

 

2. Yêu cầu

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức và thành viên Ban Chỉ đạo trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Cuộc vận động.

          - Tạo sự chuyển biến về nhận thức, phát huy lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn của dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân thực hiện tốt Cuộc vận động.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc triển khai cuộc vận động ở từng cấp; đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo.

II.  NỘI DUNG TRIỂN KHAI

1. Công tác tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động

1.1. Tiếp tục tuyên truyền, triển khai thực hiện Cuộc vận động theo nội dung Chỉ thị số 03-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới

1.2. Tuyên truyền về ý nghĩa Cuộc vận động trong tình hình mới; tuyên truyền về chủ trương của Đảng trong lãnh đạo thực hiện Cuộc vận động. Thường xuyên định hướng công tác tuyên truyền về Cuộc vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại hội nghị báo cáo viên, sinh hoạt chi bộ đảng và các đoàn thể nhân dân.

1.3. Tăng cường các hình thức tuyên truyền để các doanh nghiệp tìm hiểu, nắm bắt sâu về các Hiệp định Thương mại (FTA) khu vực và quốc tế mà Việt Nam tham gia (đặc biệt là các FTA thế hệ mới như CPTPP,  EVFTA và RCEP) để tận dụng hiệu quả cam kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp Việt với hàng hóa nhập khẩu; đẩy mạnh tuyên truyền trách nhiệm của doanh nghiệp trong xây dựng và đăng ký thương hiệu hàng hóa, ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

1.4. Giới thiệu về những sản phẩm, dịch vụ thương hiệu Việt chất lượng, những địa chỉ doanh nghiệp uy tín để người tiêu dùng có đầy đủ thông tin về sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt trên thị trường.

1.5. Xây dựng cụm Pano tuyên truyền cho người dân từng bước làm thay đổi thói quen dùng hàng ngoại nhập chuyển sang sử dụng hàng Việt Nam.

1.6. Phát hiện và kịp thời giới thiệu những cách làm hay, gương điển hình trong thực hiện Cuộc vận động.

2. Rà soát các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

- Xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện các nội dung trong Nghị quyết 10-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, quảng bá giới thiệu sản phẩm, đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng.

- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho các doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh thực hiện Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam, Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ…

- Ban hành chính sách cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương, tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cá thể.

3. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường; nâng cao hiệu quả công tác giám sát, khảo sát

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, phát triển thị trường, xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, phân phối và tiêu dùng hàng Việt Nam

- Các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường; xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại, vận chuyển, mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, không bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Khảo sát việc đăng ký nhãn hàng Việt Nam của các doanh nghiệp sản xuất; việc thực hiện cam kết của các doanh nghiệp bán lẻ về tỉ lệ hàng hóa có xuất xứ Việt Nam.

- Giám sát việc thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”.

- Khảo sát, giám sát đột xuất khi có các sự việc ảnh hưởng đến bình ổn giá, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp địa phương.

4. Tổ chức các chương trình tuyên dương doanh nghiệp tiêu biểu, bình chọn sản phẩm chất lượng

Tùy điều kiện của địa phương, đơn vị tổ chức các hình thức biểu dương các doanh nghiệp, đơn vị tiêu biểu trong thực hiện Cuộc vận động; tổ chức các hình thức bình chọn sản phẩm chất lượng, sản phẩm được người tiêu dùng yêu thích; giải thưởng khuyến khích doanh nghiệp Việt ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh và phân phối.

5. Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

- Thường xuyên thông tin về các thương hiệu quốc gia, các nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường gắn với chương trình “Thương hiệu quốc gia Việt Nam”, “Mỗi xã một sản phẩm”; tổ chức giới thiệu các sản phẩm ứng dụng khoa học công nghệ mới của các doanh nghiệp, làng nghề của địa phương.

- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ trong phân phối sản phẩm, chống hàng giả, hàng kém chất lượng (tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm)…

6. Công tác vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng Cuộc vận động

Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các ban, ngành, đoàn thể các cấp trong tỉnh xây dựng kế hoạch hoạt động, triển khai đến các thành viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân thông qua các hình thức tọa đàm, hội thảo, hội thi, sinh hoạt chuyên đề… để thu hút sự tham gia đông đảo, hưởng ứng tích cực trong nhân dân sử dụng hàng Việt. Phát hiện và nêu gương các điển hình tiên tiến trong việc sử dụng và vận động mọi người sử dụng hàng Việt gắn với cuộc vận động tiêu dùng hàng Việt với nâng cao hiểu biết của nhân dân về quyền lợi người tiêu dùng, tham gia đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Tăng cường tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, các nhà sản xuất hưởng ứng Cuộc vận động thông qua việc nghiên cứu thị trường, đầu tư sản xuất, đổi mới công nghệ; nâng cao năng lực hiệu quả quản lý, điều hành sản xuất hàng hóa thương hiệu Việt Nam có giá trị, chất lượng cao, giá thành hợp lý cùng với chất lượng dịch vụ, bán hàng tốt để mở rộng thị trường, đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng.

Tiếp tục phát động các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước khi thực hiện mua sắm tài sản công; vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên gương mẫu, tự giác thay đổi nhận thức và hành vi trong mua sắm và tiêu dùng; qua đó thực hiện, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam.

          III. HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN

1. Tuyên truyền thông qua các hội chợ:

- Phối hợp với Sở Công thương và các đơn vị liên quan tổ chức các hội chợ hàng Việt, đưa hàng Việt về nông thôn.

- Mặt trận các cấp phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể các cấp tổ chức tốt các hoạt động hội chợ trên địa bàn và tuyên truyền để nhân dân tham quan, mua sắm tại hội chợ.

2. Tuyên truyền trực quan:

- Lắp đặt các cụm pa nô, áp phích, cấp phát tờ rơi tuyên truyền tại các huyện, thành phố; chú trọng lắp đặt tại các chợ, khu vực đông dân cư.

3. Phối hợp với đài Phát thanh & truyền hình tỉnh, Báo Đắk Nông:

- Xây dựng một số chương trình, chuyên mục về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

4. Tổ chức tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị:

- Đăng tải các tin, bài tuyên truyền về các hoạt động về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” .

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh:

- Giao ban Tổ chức - Tuyên giáo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì tham mưu, đề xuất và triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Giao Văn phòng Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh bố trí kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện để phối hợp thực hiện Kế hoạch này.

2. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố:

Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế ở địa phương đảm bảo thiết thực hiệu quả.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2023 Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.

 

* Nơi nhận:                                                  

- BCĐ CVĐ NVNUTDHVN tỉnh;

- BTT UBMTTQ Việt Nam tỉnh;                                                         

- BTT Uỷ ban MTTQ các huyện, thành phố;

- Lưu VT, ban TC-TG./.        

TM. BAN THƯỜNG TRỰC

CHỦ TỊCH

 

                        

(Đã ký)

 

 

                      Điểu Xuân Hùng

 

 

ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM

TỈNH ĐẮK NÔNG

BAN THƯỜNG TRỰC

 

Số: 254 /KH-MTTQ-BTT

   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

 

                  Đắk Nông, ngày 09 tháng 8 năm 2023

 

Liên kết website

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 3

Hôm nay: 185

Hôm qua: 221

Tháng này: 4812

Tháng trước: 8175

Tổng lượt truy cập: 541172